– Sử dụng sơn chống cháy là một phương pháp tiết kiệm và tối ưu nhất trong việc phòng ngừa cháy. Bởi đây là loại sơn đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu kỹ thuật về PCCC như có tính chất cảm biến nhiệt nhạy bén, tạo ra các khí không bắt lửa nhằm giảm nhiệt độ ngọn lửa giúp cho kết cấu thép luôn đứng vững trong đám cháy trong thời gian từ 60 đến 150 phút. Chính vì thế, sơn chống cháy hiện đang là dòng sơn được hầu hết các doanh nghiệp ưa chuộng để bảo vệ những công trình lớn của mình ngày nay
– Bởi việc thi công sơn chống cháy cho kết cấu thép khá phức tạp, dễ xảy ra sự cố do phải thực hiện rất nhiều lớp sơn lên bề mặt kết cấu thép. Do đó, quy trình thi công loại sơn này đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình và kỹ thuật cao nhằm đảm bảo chất lượng cho công trình.
B1: XỬ LÝ BỀ MẶT KHUNG SẮT THÉP KIM LOẠI
– Bước đầu tiên là bước quan trọng, quyết định tính hiểu quả và tính thẩm mỹ mà dòng sơn chống cháy mang lại.
– Trước khi sơn, phải tiến hành làm sạch bề mặt thi công bằng cách sử dụng máy phun cát hoặc máy phun bi, nước thật kỹ để loại bỏ các vết rỉ, cặn bẩn được tẩy sạch, sau đó được làm sạch bằng khí khô, bàn chải, máy thổi bụi… Phải theo tiêu chuẩn Sa 2.0 trở lên
Lưu ý:
– Không nên sơn trên sắt thép rỉ sét hoặc còn dính dầu mỡ. Nếu có, hãy dùng dầu hôi, xăng xe máy hoặc dung môi phù hợp để làm sạch.
– Phải đảm bảo bề mặt thép phải được làm sạch và khô
Bước 2: PHUN LỚP SƠN CHỐNG RỈ PHÙ HỢP
– Sử dụng cọ, chổi, rulo hoặc súng phun sơn chuyên dụng để sơn lót chống rỉ trước khi tiến hành thi công sơn chống cháy. Nên thi công phun lớp sơn chống rỉ trong nhà có mái che, tránh mưa tạt làm hao hụt và ảnh hưởng đến chất lượng của sơn.
– Sơn lót cho thép nhằm chống rỉ cho thép và tạo chân bám cho lớp sơn chống cháy được bền vững. Do đó, trong quá trình sơn lót chống rỉ, cần đảm bảo sơn đều mặt vật liệu, độ dày khoảng 50 µm – 80 µm trên bề mặt và thời gian khô tối đa là 30 phút.
Lưu ý: Bề mặt sơn lót đạt tiêu chuẩn sau khi thi tiến hành phun chống rỉ là khi bề mặt có độ bám dính cao, bề mặt phẳng và khô cứng.
Bước 3: HOÀN THIỆN PHỦ LỚP SƠN CHỐNG CHÁY
– Sau khi lớp sơn lót chống rỉ khô thì tiến hành phun sơn phủ chống cháy lên bề mặt cần thi công.
– Sơn phủ chống cháy là lớp sơn chính ngăn cách giữa lửa và bề mặt thép cần bảo vệ. Thời gian chống cháy của lớp sơn này phụ thuộc vào độ dày của lớp sơn được phun lên.
– Hãy tham khảo và thực hiện theo bảng hướng dẫn dành cho hệ chống cháy dưới đây.
Thời gian chống cháy | Độ dày tiêu chuẩn 1 lớp sơn khô | Số lớp thi công | Thời gian lớp sơn kế tiếp | Độ dày hoàn thiện khi khô | Định mức hoàn thiện (kg/m2) |
---|---|---|---|---|---|
90 phút (90 minutes) | 200 µm/lớp | 2 | 1-3 h ở 30 độ C | 570 – 600 µm | 1.3 |
120 phút (120 minutes) | 300 µm/lớp | 3 | 2-5 h ở 30 độ C | 770 – 800 µm | 1.6 |
150 phút (150 minutes) | 300 µm/lớp | 4 | 3-6 ở 30 độ C | 860– 900µm | 1.75 |
Lưu ý:
– Sau khi hoàn thiện nên dùng dụng cụ đo độ dày sơn để kiểm tra-
– Nên sử dụng béc phun lớp phủ trong quá trình phun sơn để bề mặt được đẹp hơn
– Cần đảm bảo màng sơn đã khô và đạt độ dày tiêu chuẩn kiểm định sau khi hoàn thiện lớp phủ sơn chống cháy.
Bước 4: HOÀN THIỆN LỚP SƠN PHỦ MÀU SẮC
– Một lớp sơn phủ màu sắc là không thể thiếu trong quy trình sơn chống cháy, bởi nó vừa là lớp áo bảo vệ, vừa là lớp phủ trang trí toàn diện cho kết cấu thép.
– Lớp sơn chống cháy không có tính thẩm mỹ cao mà nó chỉ có tác dụng phòng chống cháy cho bề mặt thép.
– Chính vì thế trong quá trình thi công cần thêm một lớp sơn phủ màu phù hợp để tạo màu sắc đẹp bắt mắt.
Bước 5: TIẾN HÀNH NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH
– Sau khi hoàn thiện các lớp sơn lót, chống cháy và phủ màu thì sử dụng dụng cụ đo độ dày để kiểm tra xem lớp sơn có đạt được tiêu chuẩn về thời gian chống cháy do nhà sản xuất quy định hay không. Đồng thời màng sơn phải đẹp có độ thẩm mỹ cao, phù hợp với yêu cầu khách hàng.
– Sau đó, bạn nên liên hệ với Bộ công an để tiến hành kiểm định chống cháy cho kết cấu sắt thép. Hiện tại chỉ có đơn vị này mới có chức năng đó.
Một số lưu ý khi thi công sơn chống cháy
– Điều kiện môi trường tiến hành phun sơn chống cháy để đạt được độ bám dính tốt:
– Độ ẩm không khí phải thấp hơn 85%
– Nhiệt độ không khí phải cao hơn 5°C
– Nhiệt độ bề mặt kim loại phải lớn hơn điểm sương tối đa 3°C
– Kiểm tra chất lượng bề mặt kim loại trước khi sơn theo ISO 8501-1-1998.